ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 180 phút
Thời gian làm bài: 180 phút
I. Phần chung cho tất cả các thí sinh (7 điểm)
Câu 1(2 điểm). Hãy cho biết tình hình Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000.
Câu 2 (2 điểm). Trình bày nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu
Câu 3(3 điểm). Hãy cho biết đường lối và thành tựu cải cách-mở cửa của Trung Quốc.
Phần riêng (3 điểm)
Thí sinh được lựa chọn làm một trong hai câu (câu 4a hoặc 4b)
Câu 4a. Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam? Nêu vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 4b. Hãy cho biết những biểu hiện về sự đối lập nhau giữa hai hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
Gợi ý làm bài
Câu 1Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục” Liên Xô, trong đó kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Về kinh tế, từ năm 1990 đến năm 1995 tăng trưởng GDP luôn là số âm, …
Về chính trị, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành tháng 12-1993, nhưng tình hình trong nước không ổn định,…
Về đối ngoại, một mặt nước Nga ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế,…
Từ năm 2000, dưới chính quyền của Tổng thống V.Putin, tình hình Liên bang Nga có nhiều chuyển biến tích cực về kinh tế, chính trị, vị thế quốc tế được nâng cao.
Câu 2:
- Do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân khổ cực.
- Không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế - xã hội.
- Khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng thêm nặng nề.
- Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, cần thấy rằng, sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội khoa học ….
Câu 3.
- Đường lối cải cách – mở cửa của Trung Quốc:
Tháng 12-1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối mới, mở đầu công cuộc cải cách kinh tế - xã hội….
Tại Đại hội XIII (10-1987), Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm; tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế….
- Thành tựu:
Sau 20 năm (1979-1998), nền kinh tế tiến bộ nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là trên 8%. Năm 2000, GDP của Trung Quốc đạt hơn 1000 tỉ USD. Cơ cấu kinh tế đã có những chuyển dịch…
Khoa học – kĩ thuật, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, y tế đạt nhiều thành tựu nổi bật (chế tạo thành công bom nguyên tử, đưa người bay vào không gian vũ trụ).
Về đối ngoại, chính sách của Trung Quốc có nhiều thay đổi, vai trò và địa vị quốc tế ngày càng nâng cao…
Câu 4a:
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam:
Đảng ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam…
Đảng ra đời đã vạch ra được phương pháp cách mạng đúng đắn…
Kể từ khi Đảng ra đời, cách mạng Việt Nam thực sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới…
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.
- Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam:
Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về Việt Nam…
Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6-1925)…
Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam…
Soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng…
Câu 4b:
- Ở châu Âu:
Sự chia cắt nước Đức và sự ra đời của hai nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức (9-1949) và Cộng hòa Dân chủ Đức (10-1949) với hai chế độ chính trị khác nhau.
Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu trong những năm 1945-1946 và tiến hành nhiều cải cách quan trọng…
Năm 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập…
Kế hoạch Mácsan của Mĩ thực hiện ở Tây Âu từ năm 1947 nhằm viện trợ cho các nước Tây Âu khôi phục kinh tế,…
Kết quả là đưa tới sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập ở châu Âu – hệ thống tư bản chủ nghĩa và hệ thống xã hội chủ nghĩa.
- Ở châu Á: việc Nhà nước Đại Hàn Dân quốc và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thành lập cuối năm 1948,…
Nguồn: wWw.Kenhdaihoc.com
Post a Comment