Nhật Bản giai đoạn 1973 – 1991 và1991 – 2000
>> Nhật Bản giai đoạn 1945 – 1952 và 1952 - 1973
III. NHẬT BẢN TỪ 1973 – 1991
- Từ 1973, do tác động khủng hoảng năng lượng, kinh tế Nhật thường khủng hoảng và suy thoái ngắn.
- Từ nửa sau 1980, Nhật vươn lên trở thành siêu cường tài chính số một thế giới với dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mỹ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới.
- “Học thuyết Phu-cư-đa” (1977) và “Học thuyết Kai-phu” (1991) chủ trương tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
- Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam -9-1973.
IV. NHẬT BẢN TỪ 1991 – 2000.
-Đầu thập kỷ 90 kinh tế suy thoái nhưng vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.
-Khoa học- kỹ thuật: phát triển ở trình độ cao. Năm 1992, phóng 49 vệ tinh nhân tạo, hợp tác với Mỹ, Nga trong các chương trình vũ trụ quốc tế.
-Văn hóa: là nước phát triển cao nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa của mình, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.
-Chính trị: sau 38 năm cầm quyền của Đảng Dân Chủ tự do , từ 1993 – 2000 các đảng đối lập thay nhau cầm quyền
-Đối ngoại:
- Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ,kéo dài vĩnh viễn Hiệp Ước An ninh Mỹ- Nhật .
- Coi trọng quan hệ với Tây Âu, mở rộng đối tác toàn cầu, đặc biệt với Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
- Từ đầu những năm 90, Nhật nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.
Post a Comment